Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

S.A.D: Căn bệnh cùa thế kỷ!

Stress là sự căng thẳng trong đời sống, cơm áo gạo tiền. Nghiên cứu được thực hiện bởi ĐH Harvard (Mỹ), 60 - 90% các trường hợp đi bác sĩ có stress bao hàm trong đó, mà bác sĩ phần lớn chỉ chữa bệnh. Bệnh này hết có thể sinh ra bệnh khác.

Anxiety là sự lo âu, sợ hãi. Bây giờ người ta lo đủ thứ, sợ nhiều việc.

Depression là trầm cảm. Sự căng thẳng, lo lắng và trầm cảm không chỉ trở nên phổ biến mà còn trở nên vô cùng bình thường trong cuộc sống hàng ngày nếu người ta chấp nhận một số triệu chứng (rối loạn giấc ngủ) và dựa dẫm vào hiệu lực của thuốc an thần, thuốc ngủ hay thuốc chống trầm cảm. Nếu stress và anxiety kéo dài, không có những phương pháp để điều trị tích cực hơn, con người dễ dàng rơi vào trạng thái tiêu cực, thậm chí nghĩ đến tự tử.

S.A.D

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần như căng thẳng giờ đây trở thành vấn đề trọng yếu toàn cầu. Theo một vài báo cáo, xu hướng mới nổi gần đây, chúng ta chợt thức giấc vào khoảng 3 giờ sáng thay vì 6 - 7 giờ sáng theo chu trình ngủ “bình thường”. Đó là một trong những triệu chứng của nỗi bất an. Nhiều người trong chúng ta đang phải vật lộn để tìm ra câu trả lời bền vững cho những bấp bênh xung quanh: đi ra đường vào giờ nào để không bị kẹt xe, mùa mưa tới có bị ngập nước, làm sao để có thực phẩm an toàn…

Chúng ta có những cách điều chỉnh để “điều trị” bằng cách MBSR (Mindfulness Based Stress Reduction) - giảm stress dựa trên chánh niệm là một phương pháp thiền. Nguyên tắc thiền cơ bản nhất là thiền qua hơi thở. Người khác không thể thở dùm, bác sĩ không thở dùm. Chỉ có bản thân mới thở vì chính mình. Và cách thứ hai là MBCT (Mindfulness Based Cognitive Therapy) – liệu pháp về nhận thức hành vi. Chúng ta cứ quá cố chấp có thể đưa đến những hành vi sai hoặc thậm chí là những khổ đau. Việc áp dụng hai phương pháp này giúp tâm bình an, con người càng nhẹ nhàng hơn.

Chánh niệm là một quan điểm Phật giáo của sự hiện hữu quan tâm đến khoảnh khắc hiện tại và không mang tính phán xét. Tôi cũng chọn lựa cho mình một cách sống “coi mọi chuyện là chuyện nhỏ”, và không phức tạp hóa vấn đề. Phần lớn chúng ta thường có xu hướng suy nghĩ và phân tích quá kỹ lưỡng về mọi việc xảy ra xung quanh và cả những vấn đề rất xa xôi. Suy nghĩ quá nhiều khiến chúng ta mệt mỏi, đặc biệt khi những phân tích của bạn đưa đến những kết luận tiêu cực, dẫn đến sự bực bội hay lo lắng. Nó khiến đầu óc chúng ta thiếu tỉnh táo và bị cuốn theo dòng suy tư bất tận cho dù vấn đề không hẳn đã quá nghiêm trọng.

AN CÁT

0 nhận xét:

Đăng nhận xét